Vì có ý định sẽ mua nếu ưng ý nên tôi chọn dòng sản phẩm vừa túi tiền nhất. Dòng TV OLED vượt trội về chất lượng hình ảnh, nhưng giá lại hơi vượt tầm với của tôi. Trong khi đó, dòng TV LCD thông thường chưa thoả mãn tôi về khả năng hiển thị.
Sau khi cân nhắc, tôi nhận ra chiếc TV LG QNED 86” 86QNED80SQA 4K đáp ứng nhu cầu vì: giá không cao như dòng TV OLED, nhưng vẫn đáp ứng tốt chất lượng hình ảnh nhờ công nghệ đèn nền miniLED mới. Đây cũng là cách để tôi trải nghiệm xem công nghệ MiniLED mới có gì hay.
Dù có giá niêm yết 74,9 triệu đồng, chiếc TV này đang được một số nơi giảm còn hơn 50 triệu. Khi đặt mức giá này, LG nhắm sản phẩm của mình ngang ngửa với các dòng TV QLED của Samsung, và cao hơn các TV màn hình LCD thông thường. Tất nhiên giá này rẻ hơn dòng TV OLED của hãng.
Các TV thông thường trên thị trường sử dụng công nghệ LCD, dùng đèn LED để chiếu sáng. MiniLED có các bóng nhỏ hơn một nửa so với LED thường, do đó tạo được độ tương phản cao hơn, màu sắc rực rỡ hơn. Tuy vậy, MiniLED vẫn không thể bằng OLED - vốn sử dụng các đi-ốt tự phát sáng, không cần đèn nền, do đó có độ tương phản tốt hơn, độ bao phủ màu rộng hơn.
Dễ thấy MiniLED là giải pháp cao cấp hơn LCD thông thường, nhưng thấp hơn OLED. Đây là chiến lược hãng Hàn Quốc đưa ra để người dùng dễ tiếp cận với TV chất lượng cao nhưng giá không vượt tầm như OLED.
Trên thực tế, ấn tượng đầu tiên khi ngồi đối diện một chiếc TV 86 inch không phải là những công nghệ sâu xa về màn hình, mà chính là kích thước khổng lồ của nó. Nếu ngồi trong phạm vi 2 m, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi khung cảnh trước mắt. Không khí căng thẳng của các trận đấu, hình ảnh cổ động viên náo nhiệt, tiếng hô vang của bình luận viên,… đều được cảm nhận rõ ràng như bạn là một phần của cuộc đua tranh.
Khi xem World Cup, tôi chuyển sang chế độ Bóng đá trong phần cài đặt màn hình. Lúc này sân cỏ xanh hơn, hình ảnh rực rỡ hơn. Tuy nhiên bạn nên tắt chế độ này khi xem phim để tránh hiện tượng màu sắc hơi bệt. Các TV của Samsung, Sony, TCL,… đều có các tuỳ chọn tinh chỉnh hình ảnh dạng này, bạn nên tận dụng để có trải nghiệm tốt hơn.
Chiếc TV có viền mỏng, do vậy góc quan sát như được mở rộng hơn mà không có điểm giới hạn. Ngoài ra, vì sử dụng tấm nền IPS nên góc nhìn rất rộng. Tôi vừa có thể đi lại trong phòng, vừa có thể theo dõi trận bóng từ nhiều góc khác nhau.
Thực ra màn hình rộng không chỉ hữu ích khi xem bóng đá. Tôi vẫn hay xem trên YouTube các video về cắm trại. Nhìn những vlogger lái xe qua những cánh đồng rộng lớn, nghe tiếng gió rít qua tai; hay cô gái ngồi trong chiếc xe camping, bên ngoài là tiếng mưa rơi rả rích, cũng là cách để tôi thoả ước mơ đi du lich khắp nơi. Màn hình rộng và bộ loa 40W mang lại cho tôi cảm giác như đang ngồi trong xe, nhấp ngụm cà phê giữa chung quanh là gió, tuyết.
Chiếc điều khiển từ xa Magic Remote cũng là một điểm cộng. Tôi có thể vẫy con trỏ chuột trên màn hình để click chọn nhanh hơn thay vì bấm chọn tững chữ. Remote một số dòng TV cao cấp của Samsung cũng có tính năng này. Dù vậy, nếu chiếc remote được bọc kim loại thì sẽ gia tăng cảm giác sang trọng hơn so với vỏ nhựa.
Như nhiều dòng TV cao cấp khác, điều khiển từ xa của TV này có chức năng tìm kiếm giọng nói trên YouTube. Thay vì phải gõ từng chữ để tìm nội dung, giờ đây con gái tôi có thể đọc vào remote để tìm kiếm video bé yêu thích.
Có thể tóm lại rằng, chất lượng hình ảnh từ MiniLED đáp ứng mọi nhu cầu. Đây cũng là lần đầu tôi đặt trong nhà một chiếc TV lớn đến 86 inch, đúng nghĩa như một khung cửa sổ khổng lồ mở ra nhiều trải nghiệm tuyệt vời trước mắt. Ở mức giá hơn 50 triệu đồng (tuỳ thời điểm), đây là một khoản đầu tư hợp lý để xem AFF Cup và các clip du lịch hay những bộ phim mùa cuối năm.
Hải Đăng
" alt=""/>Trải nghiệm khác biệt với TV LG QNED 86 inchCác đại biểu tham dự phiên bế mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. (Ảnh: quochoi.vn)
Liên quan công tác nhân sự, hôm 16/8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định giới thiệu nhân sự và cho ý kiến để Bộ Chính trị giới thiệu nhân sự kiện toàn lãnh đạo một số cơ quan Nhà nước nhiệm kỳ 2021 - 2026 theo quy định.
Luật Tổ chức Quốc hội quy định Quốc hội họp thường lệ mỗi năm 2 kỳ. Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu yêu cầu, Quốc hội sẽ họp bất thường.
Chưa tính Kỳ họp bất thường lần thứ 8 diễn ra hôm nay, Quốc hội khóa XV đã có 7 kỳ họp bất thường, trong đó 5 kỳ được tổ chức để xem xét, quyết định nhân sự cấp cao.
Theo quy định hiện hành, thẩm quyền của Quốc hội trong công tác nhân sự gồm việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước, người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội thành lập.
Cùng đó, Quốc hội sẽ phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ, Thẩm phán Toà án Nhân dân tối cao; phê chuẩn danh sách thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Hội đồng bầu cử Quốc gia.
Anh Văn" alt=""/>Quốc hội họp bất thường lần thứ 8 xem xét công tác nhân sựTại buổi làm việc của Bí thư thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân với trường chiều ngày 15/8, ông Phạm Hoàng Quân, hiệu trưởng nhà trường cho hay: Sau khi trường bàn giao 14 ha đất quận 7 cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng theo chỉ đạo của nguyên Bí thư thành uỷ Đinh La Thăng tại thông báo số 118-TB/VPTU ngày 28/4/2016, đến nay, trường vẫn chưa được cấp đất lại. Vì vậy, trường mong thành phố xem xét cấp đất sớm.
Lãnh đạo Trường ĐH Sài Gòn mong Bí thư TP.HCM xem xét cấp đất cho trường này, sau khi mảnh đất 14 ha của trường tại quận 7 được chỉ đạo giao cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Ảnh: Lê Huyền |
Ngoài ra, ông Quân cũng cho hay, trường đã được cấp máy móc, thiết bị thí nghiệm tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho các phòng thí nghiệm môi trường, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, vậy lý, hóa học, sinh học. Vì vậy, "mong thành phố hỗ trợ".
Riêng khu nhà A của Trường ĐH Sài Gòn được xây dựng năm 1960, nay đã xuống cấp trầm trọng, "mong thành phố cho kinh phí để cải tạo, sửa chữa".
Ngoài ra, lãnh đạo trường này cũng mong muốn có thêm cơ sở thực hành cho bậc mầm non, tiểu học vì hiện tại Trường Trung học thực hành mới chỉ có bậc THCS và THPT cho sinh viên trường thực hành.
Trường ĐH Sài Gòn được thành lập năm 2007, trên cơ sở nâng cấp Trường CĐ Sư phạm TP.HCM. Trường là cơ sở giáo dục đại học trực thuộc UBND TP.HCM.
Hiện tại, trường có 37 ngành đào tạo đại học với 12.040 sinh viên hệ đại học, tỷ lệ có việc làm khi ra trường đạt 86,8%; 14 ngành đào tạo cao đẳng với 624 sinh viên, tỷ lệ sinh viên cao đẳng có việc làm sau khi tốt nghiệp là 75,9%.
Năm 2018 Trường ĐH Sài Gòn tuyển sinh 4000 chỉ tiêu. Tỷ lệ xã nhận nhập học đạt 96,2% nên trường quyết định không tuyển nguyện vọng bổ sung.
Ngoài ra trường còn có hệ ĐH vừa học vừa làm, liên kết quốc tế…
Về đội ngũ giảng viên, Trường ĐH Sài Gòn có 737 viên chức trong đó 453 người là giảng viên, số còn lại là chuyên viên, trong số này có 19 phó giáo sư,121 tiến sĩ, 297 thạc sĩ và chưa có giáo sư nào.
Lê Huyền
" alt=""/>Trường ĐH Sài Gòn xin đất vì đất do ông Đinh La Thăng cấp cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng